Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy

323

Dạo gần đây có khá nhiều người quan tâm và gửi yêu cầu tư vấn tới CRS VINA về chứng chỉ PCCC và CHCN cũng như thời hạn chứng chỉ PCCC và CHCN là bao lâu? Trong phạm vi bài viết dưới đây, CRS VINA sẽ trả lời những vấn đề liên quan đến chứng chỉ PCCC và CHCN có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ PCCC và CHCN có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ PCCC và CHCN do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; Trường phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an cấp tỉnh cấp. Chứng chỉ có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc và có thời hạn 02 năm đối với nội dung PCCC và 05 năm đối với nội dung CHCN. Hết thời hạn này, các cá nhân phải tham gia huấn luyện lại để được cáp giấy chứng nhận mới.

Những đối tượng cần có chứng chỉ PCCC và CHCN

Tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP về Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật về Phòng cháy chữa cháy có nêu rõ những đối tượng bắt buộc cần tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC và CHCN và được cấp chứng chỉ bao gồm:

Những người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy chữa cháy.

▪️ Cán bộ, đội viên dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.

▪️ Người làm việc trong môi trường nguy hiểm về cháy nổ, hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất có thể gây cháy nổ.

▪️ Người chỉ huy tàu lửa, tàu hoả, tàu bay.

▪️ Người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới từ 30 chỗ trở lên, trên phương tiện vận chuyển hàng hoá có chất dễ gây cháy nổ.

▪️ Người làm công việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện về phòng cháy chữa cháy.

▪️ Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CHCN,…ngoài việc thực hiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân nên tham gia các lớp tập huấn, huấn luyện về nghiệp vụ PCCC và CHCN để trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết khi xảy ra sự cố về cháy nổ.

Các loại chứng chỉ phòng cháy chữa cháy

⚜️ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

⚜️ Chứng chỉ tư vấn thẩm định phòng cháy chữa cháy.

⚜️ Chứng chỉ tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy.

⚜️ Chứng chỉ tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy.

⚜️ Chứng chỉ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.

⚜️ Chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công phòng cháy chữa cháy.

Điều kiện cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy

a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.

b) Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về Phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng được các yêu cầu:

Có trình độ Đại học về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn. Và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư vấn kiểm tra, kiểm định về phòng cháy chữa cháy. Và đã tham gia thực hiện thiết kế ít nhất 05 công trình.

c) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện:

Có trình độ trung cấp về phòng cháy chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn giám sát. Và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. Và đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.

d) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy chữa cháy phải đủ các điều kiện như:

Có trình độ trung cấp về phòng cháy chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ PCCC

🔸 Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ PCCC cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

🔸 Đơn đề nghị cấp chứng chỉ PCCC

🔸 Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ PCCC (kèm theo mẫu PC23-TT 66/2014/TT-BCA)

🔸 Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề PCCC.

🔸 Bản thống kê tất cả những phương tiện phòng cháy chữa cháy và thiết bị phương tiện cứu người đã được trang bị.

🔸 Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở.

🔸 Danh sách các cán bộ đã được đào tạo huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.

Chứng chỉ PCCC và CHCN có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ PCCC và CHCN có thời hạn bao lâu?

Trước tiên, để được cấp chứng chỉ PCCC và CHCN thì các cá nhân phải tham gia lớp đào tạo huấn luyện PCCC và CHCN và đạt kết quả sát hạch theo yêu cầu.

▪️ Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điểu 43 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác cứu hộ cứu nạn cửa lực lượng phòng cháy chữa cháy thì Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN do Cục Cảnh sát PCCC và CHCN cấp được sử dụng trong phạm vi toàn quốc.

▪️ Hiện nay, theo quy định của Cục Cảnh sát PCCC và CHCN, có 2 loại giấy chứng chỉ nghiệp vụ PCCC và CHCN và có thời hạn sử dụng khác nhau:

👉 Đối với nội dung huấn luyện nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn thì chứng chỉ có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Được quy định tại Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

👉 Đối với nội dung huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp. Được quy định tại Khoản 6 Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Hết thời hạn này, các đối tượng phải tham gian huấn luyện lại để được cấp chứng chỉ mới.

Theo đó, tuỳ thuộc vào khoá đào tạo huấn luyện mà các đối tượng tham gia và theo quy định hiện hành của Pháp luật mà đơn vị chức năng sẽ cấp các loại giấy chứng nhận phù hợp.