Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

496

” Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ” An toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng một cách trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe và tính mạng con người mà về lâu dài, còn ảnh hưởng tới chất lượng nòi giống dân tộc. Bên cạnh đó, an toàn thực phẩm còn liên quan đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Vấn đề xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay tuy không khó thực hiện nhưng đòi hỏi trình độ chuyên môn, sự am hiểu sâu rộng về lĩnh vực này. Hiểu được điều này, Luật Việt Phú luôn sẵng sàng hỗ trợ các dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để Doanh nghiệp có thể an tâm tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Căn cứ pháp lý trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm:

– Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm;

– Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy;

– NĐ 67/2016/NĐ-CP về Điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ y tế quản lý.

2. Điều kiện để kinh doanh lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm:

2.1. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn:

Bếp ăn phải được sắp xếp để bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
Có nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến.
Có các dụng cụ thu gom, chứa rác thải, chất thải.
Cống rãnh ở cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
Nhà ăn thoáng mát, có đủ ánh sáng, duy trì vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp phòng ngừa côn trùng và động vật gây hại.
Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
Người đứng đầu đơn vị bếp ăn tập thể phải bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

2.2. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

Có diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
Có nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất;
Trang thiết bị đầy đủ, phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; đầy đủ thiết bị, dụng cụ rửa và khử trùng, thiết bị chống côn trùng và động vật gây hại;
Có hệ thống xử lý chất thải và phải được hoạt động thường xuyên;
Duy trì và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh;
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

3. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Bước 1. Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong đó phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm);
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ đảm bảo, bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở kinh doanh và các khu vực xung quanh;

+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình để bảoquản, phân phối sản phẩm;

Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
+ Đối với cơ sở sản xuất ≤ 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

+ Đối với cơ sở sản xuất ≥ 30 người: Nộp danh sách những người đã được tập huấn kiến thức (phải có xác nhận của cơ sở);

Giấy xác nhận đủ điều kiện về sức khỏe của chủ cơ sở và người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh (xác nhận của cơ sở Y tế);

Bước 2. Nộp hồ sơ đầy đủ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nộp tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu:

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô ≥ 200 suất ăn/lần phục vụ.

– Nộp tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh có quy mô ≤ 200 suất ăn/ lần phục vụ.

Bước 3. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và ra quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trường hợp từ chối cấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.

4. Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Việt Phú

Thực tế chúng tôi không chỉ tư vấn pháp lý về giấy phép thuần túy, mà còn hỗ trợ khách hàng trong việc đảm bảo đủ điều kiện để được cấp giấy phép, gia hạn giấy phép, đặc biệt trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệm, giàu kinh nghiệm, chúng tôi xin cung cấp dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Tư vấn, hỗ trợ Khách hàng về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
Tiến hành soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật;
Đại diện cho Khách hàng tiến hành các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
Đại diện Khách hàng cập nhập thông tin hồ sơ xin cấp phép và nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền;
Bàn giao kết quả cho Khách hàng: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
⇒ Chúng tôi, công ty Luật Việt Phú rất vinh dự được là đơn vị đại diện ”Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm” cho quý khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi.