Thủ tục thành lập trường cao đẳng nghề

874

I. CƠ SỞ PHÁP LÝĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC:

  1. Cơ sở pháp lý:
  • Luật Dạy nghề năm 2006;
  • Thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề ;
  • Nghị định 70/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề.
  1. Điều kiện thành lập trường cao đẳng nghề tư thục:

Trường cao đẳng nghề được thành lập khi có đề án đảm bảo các điều kiện sau:

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Số nghề đào tạo trình độ cao đẳng tối thiểu là 03 nghề. Quy mô đào tạo tối thiểu 200 học sinh, sinh viên đối với trường cao đẳng nghề tư thục.
  • Đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số  30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:
  • Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giảng viên, giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giảng viên, giáo viên.
  • Có ít nhất 15% giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ trở lên.
  • Tỷ lệ giảng viên, giáo viên cơ hữu ít nhất là 50% đối với trường cao đẳng nghề tư thục và đảm bảo có giảng viên, giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.
  • Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:
  • Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 20.000 m2đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4- 6 m2/chỗ thực hành.

Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng.

Phòng thí nghiệm/thực nghiệm và phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng.

Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên.

Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh, sinh viên và giảng viên, giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế.

Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên trong trường.

Thiết bị dạy nghề: Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường cao đẳng nghề. Nguồn vốn thành lập trường cao đẳng nghề tối thiểu là 30 tỷ đồng Việt Nam được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.

II. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ

Hồ sơ thành lập trường cao đẳng nghề bao gồm(1 bộ):

  1. Đơn đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề tư thục;
  2. 09 quyển Đề án thành lập trường cao đẳng nghề, trong đó xác định rõ sự cần thiết thành lập trường, mục tiêu đào tạo, tổ chức bộ máy và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường, kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế – xã hội;
  3. Dự thảo Điều lệ của trường;
  4. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trường;
  5. Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trường và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường sau khi được thành lập;
  6. Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trường (nếu có);
  7. Đối với trường cao đẳng nghề tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn cần phải bổ sung:
  • Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
  • Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trường;
  • Danh sách và hình thức góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trường;
  • Danh sách, biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn;
  • Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà trường.

III. CÔNG VIỆC LUẬT VIỆT PHÚ THỰC HIỆN

  • Luật Việt Phú kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng;
  • Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  • Soạn thảo và chuẩn hoá hồ sơ xin cấp phép thành lập trường cao đẳng tư thục;
  • Đại diện khách hàng để nộp hồ sơ và nhận kết quả tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.