Thủ tục xin giấy phép vận chuyển vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên Môi trường

893

I. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm là chất độc hại, lây nhiễm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

II. Điều kiện thực hiện

1. Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT

2. Khi vận chuyển từng loại hàng nguy hiểm có khối lượng không vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT, nhưng tổng khối lượng của các chất độc hại, chất lây nhiễm vận chuyển trên cùng một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lớn hơn 01 tấn/chuyến (không tính khối lượng bao bì).

* Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT, không cần có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:

3. Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng dưới ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT, nhưng phải có Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT) và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10 và Điều 20 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT;

4. Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc đường sắt, nhưng phải tuân theo các quy định tương ứng tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa hoặc Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 8, 9, 10 và Điều 20 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT.

III. HỒ SƠ QUÝ KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giớiđường bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3Thông tư này;

b) Bảng kê danh mục, khối lượng và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm; Danh sách phương tiệnvận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục 4 Thông tư này;

c) Bản sao chứng thực Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực của người điều khiểnphương tiện vận chuyển, Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định antoàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển, do cơ quan có thẩm quyền cấp;

d) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận cần thiết còn hiệu lực của người điều khiển phươngtiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tưnày;

đ) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghịcấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và các hồ sơ khác (nếu có), thể hiện rõ việc tổ chức,cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận chuyển hàng hóa;

e) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người điều khiển phương tiện vậnchuyển và người áp tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cánhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

g) Hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký,đóng dấu xác nhận của các bên ký hợp đồng (trong trường hợp chủ hàng nguy hiểm thuê vậnchuyển);

h) Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt có chữ ký, đóngdấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

i) Kết quả thử nghiệm bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổchức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (nếu có);

k) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cóchữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyểnhàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này;

l) Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vậnchuyển theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường có chữ ký, đóng dấu xác nhận củatổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụlục 6 Thông tư này.

2. Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức, cá nhân lập thành 02 (hai) bộ đóng dấu giáp lai, 01 (một) bộ lưu tại Tổng cục Môi trường và 01 (một) bộ trả lại tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi có xác nhận của Tổng cục Môi trường.

IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

1. Tổng cục Môi trường tiếp nhận hồ sơ

2. Tổng cục Môi trường cótrách nhiệm thông báo qua điện thoại, email hoặc bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân để bổ sung,hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổngcục Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm chotổ chức, cá nhân

V. CÔNG VIỆC VIỆT PHÚ TRIỂN KHAI:

  1. Việt Phú kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng;
  2. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  3. Soạn thảo và chuẩn hoá hồ sơ;
  4. Đại diện khách hàng để nộp hồ sơ và nhận kết quả tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.