Đăng ký bảo hộ tên thương mại

375

Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Điều kiện đăng ký bảo hộ tên thương mại?

– Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được.

– Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh

Các tên gọi không được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại?

– Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh.

– Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực.

– Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó (Điều 14 – Nghị định 54/NĐ-CP)

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại?

– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo.

– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó (Điều 16 – Nghị định 54/NĐ-CP)

Hồ Sơ đăng ký bảo hộ tên thương mại gồm có:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.

– 09 mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ.

– Giấy ủy quyền (nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện).

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.