Cơ quan nào cấp Giấy phép hoạt động điện lực?

606

Anh Lê Anh Tuấn (Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) thắc mắc về việc cấp phép hoạt động điện lực cho các đơn vị có nhu cầu hoạt động tư vấn thiết kế và giám sát công trình điện trung áp (10kV-22kV-35kV).

Anh Lê Anh Tuấn cho biết:

– Theo Điểm đ, Khoản 3, Điều 83, nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng (trong đó có tư vấn thiết kế và giám sát) đối với công trình cấp IV thì không cần thiết phải có chứng chỉ năng lực.

– Theo Mục 1.2.5.11, Phụ lục I của thông tư 06/2021/TT-BXD có phân cấp công trình đường dây và trạm biến áp với: cấp IV (nhỏ hơn hoặc bằng 35kV).

Như vậy, khi Thông tư 06/2021/TT-BXD có hiệu lực thì các đơn vị tham gia tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công công trình điện có cấp điện áp đến 35kV có cần giấy phép hoạt động điện lực hay không?

Về vấn đề này, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) trả lời như sau:

Theo quy định tại Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành thì lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương: Lĩnh vực Tư vấn chuyên ngành điện bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát công trình điện.

Quy định về việc phân hạng quy mô công trình đường dây và trạm biến áp theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP theo đó công trình đường dây và trạm biến áp quy mô cấp điện áp đến 35kV thuộc Hạng 4.

Nghị định số 17/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ các điều kiện về cấp giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp, tư vấn giám sát công trình đường dây và trạm biến áp.

Như vậy, theo quy định tại các văn bản nêu trên thì các đơn vị tham gia tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công công trình điện có cấp điện áp đến 35kV phải có giấy phép hoạt động điện lực.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực: Lĩnh vực tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp quy mô cấp điện áp đến 35kV thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp.

Do đó, đề nghị anh Lê Anh Tuấn liên hệ Sở Công Thương để được cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp và Điều 26 Luật Quản lý thuế và được ghi trên cơ sở những thông tin trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Làm giấy phép kinh doanh là một thủ tục đầu tiên mà các nhà kinh doanh cần phải thực hiện, dù các bạn có ý định đăng ký cho mình loại hình kinh doanh cá thể, tư nhân hay các loại hình kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần, công ty liên doanh ,… đi chăng nữa thì yêu cầu của nhà nước là làm giấy phép kinh doanh để hợp thức hóa việc kinh doanh của các bạn một cách tốt nhất. Chính vì thế mà ngay từ giai đoạn ấp ủ ý định kinh doanh, tìm kiếm cho mình 1 dịch vụ làm giấy phép kinh doanh chất lượng cao sẽ giúp cho quá trình hoàn thiện hồ sơ cũng như bổ sung đầy đủ cho công cuộc thành lập công ty cũng được diễn ra một cách tốt hơn bao giờ hết.

Hồ sơ làm giấy phép kinh doanh cho hộ kinh doanh:

1. Một giấy đề nghị được đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình theo mẫu có sẵn.

2. Một bản sao giấy CMND của chủ sở hữu hoặc trường hợp bạn là người duy nhất thành lập hộ kinh doanh. Trong trường hợp hộ kinh doanh của các bạn có nhiều người tham gia thì phải nhất trí và có văn bản chính thức về việc ủy quyền cho 1 cá nhân đứng ra thành lập.

3. Nếu thuê 1 địa điểm kinh doanh thì sẽ phải bổ sung vào đó giấy thỏa thuận thuê địa điểm hoặc hợp đồng thuê mặt bằng và phải có dấu mộc đỏ công chứng của nhà nước hoặc có thể xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp công có hợp đồng cho thuê.

4. Phí để đăng ký làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình là 30.000 ngàn đồng và thời hạn trao trả hồ sơ là 5 ngày kể từ thời gian nhận hồ sơ.

Đối với hồ sơ làm giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp lại khá là phức tạp hơn bởi chúng có quy mô lớn hơn và chuyên nghiệp hơn. Đối với nhiều doanh nghiệp có nhu cầu muốn thành lập công ty thì trước hết phải làm giấy phép kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với những ngành nghề được quy định là có điều kiện theo quy định của nhà nước.

Điều kiện cần có để làm giấy phép kinh doanh theo ngành nghề :

1. Giấy đề nghị được phép đăng ký kinh doanh ( theo mẫu có sẵn của nhà nước ).

2. Cung cấp một bản sao giấy chứng minh nhân dân có công chứng của người đại diện và bản giấy khám sức khỏe có công chứng của cơ quan nhà nước và quan trọng là người đại diện phải có đầy đủ hành vi năng lực dân sự.

3. Tiến hành công chứng một bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt làm trụ sở chính có công chứng của nhà nước.

Giấy phép kinh doanh

Một vấn đề khá lớn của các doanh nghiệp hiện nay đó chính là không hiểu rõ được tác hại của việc không làm giấy phép kinh doanh có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc kinh doanh của mình, và chúng có tầm ảnh hưởng như thế nào? Đã có không ít doanh nghiệp đã phải đóng cửa và ngừng hoạt động bởi vì thiếu việc làm giấy phép kinh doanh cũng như bị xử lý khá nặng nề về mặt hành chính, gây ra những sự thiệt hại khá lớn của các doanh nghiệp.