Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?

325

Luật Việt Phú giải đáp: Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?

Các giấy tờ cần thiết khi đưa sản phẩm ra thị trường cần chuổn bị làm những gì:

Lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:

* Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu khác

Khi tiến hành đăng ký có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký chưa?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu hàng hóa

+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)

* Đăng ký mã số mã vạch:

Doanh nghiệp có sản phẩm hàng hóa cần đăng ký mã số mã vạch.

* Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng);
+ Liệt kê sản phẩm hàng hóa cần áp mã vạch.

* Đăng ký kinh doanh:

Có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.

» Phí thành lập công ty

* Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng

Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…

* Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.

+ 03 mẫu sản phẩm.

+ Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)

+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).

– Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.

* Đăng ký lưu hành sản phẩm

Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định

– Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin đăng ký
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.
+ Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).

Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:

+ Thành phần, cấu tạo
+ Tác dụng và hướng dẫn sửdụng
+ Tác dụng phụ, cách xử lý
+ Tính ổn định và cách bảo quản
+ Quy trình sản xuất

* Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền:
Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…

– Hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
+ Bản mô tả (01 bộ);
+ Các tài liệu có liên quan;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

* Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm
Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).