Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả

711

I. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ:

  1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặcngười được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

  1. Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
  2. Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  3. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếungười nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

II. THỜI HẠN BẢO HỘ: 50 năm sau ngày tác giả chết

III. CÔNG VIỆC VIỆT PHÚ TRIỂN KHAI:

  1. Việt Phú kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng;
  2. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  3. Soạn thảo và chuẩn hoá hồ sơ;
  4. Đại diện khách hàng để nộp hồ sơ và nhận kết quả tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.