Trong nhiều năm trở lại đây, các cửa hàng cafe xuất hiện rất nhiều, từ những quán lớn, được đầu tư thiết kế, bài trí một cách chuyên nghiệp và bài bản cho tới những quán cafe “cóc” bình dân. Tùy quy mô và “gu” của mỗi quán sẽ phù hợp với những đối tượng khách đến khác nhau.
Tuy nhiên, theo quy định của Pháp luật Việt Nam, mọi công dân, tổ chức muốn kinh doanh đều phải làm thủ tục xin phép với cơ quan nhà nước. Vậy để làm đúng các yêu cầu và quy định của cơ quan nhà nước, chủ quán cafe cần chuẩn bị những gì? Hãy theo dõi và chuẩn bị những thủ tục này nhé.
Các thủ tục đăng ký kinh doanh, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi mở quán cafe
Hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đối với cửa hàng, dịch vụ ăn uống bạn cần nắm rõ mô hình của mình thuộc loại hình kinh doanh nào:
- Doanh nghiệp: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình
- Hộ kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ
- Cá nhân kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ
Đối chiếu theo khoản 1, điều 66, nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể:“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Thủ tục đăng ký kinh doanh:
- Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký
- Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt
- Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký
- Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
- Với mô hình dịch vụ ăn uống, cần có thêm một thủ tục bắt buộc nữa đó là xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP)
- Bước 1: Đến lấy mẫu hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về VSATTP, điền đầy đủ thông tin và nộp lại cho cơ quan.
- Bước 2: Cơ quan thẩm định cơ sở. Nếu đạt yêu cầu thì cơ sở sẽ nhận được Giấy chứng nhận ATVSTP.
- Bước 3: Nếu cơ sở chưa đạt, sẽ được thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Khi đó đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh.
Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm( bản sao)- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý
- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở
>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
Những loại thuế phải nộp
Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp bao gồm:
- Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000Đ.
- Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDNNếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm.
- Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD.Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và có thể giúp cho bạn không còn bối rối khi đang có ý định mở/làm thủ tục ĐKKD cho quán cafe của mình.
Tham khảo:
6 Ý tưởng kinh doanh quán cafe độc đáo
Bạn đang có một số vốn, bạn đang muốn mở một quán cafe để thỏa thích đam mê của mình nhưng bạn đang loay hoay với bản kế hoạch. Đừng lo, hãy bắt đầu bằng việc lên ý tưởng kinh doanh quán bởi định hướng style cho quán là yếu tố thu hút khách đến quán của bạn. Hãy loại bỏ những ý tưởng phổ biến và nhàm chán, hãy tập trung vào những điều độc đáo, mới lạ… Và dưới đây là một số ý tưởng gợi ý dành cho bạn.
1. Cafe chiêm tinh
Nắm bắt được nhu cầu của các bạn trẻ rất thích làm bài trắc nghiệm nhanh để khám phá tính cách, do vậy hiện nay có khá nhiều các bạn trẻ đã mạnh dạn mở quán cà phê Tarot. Không giống với các kiểu bói toán khác, lá bài Tarot là sự kết hợp giữa một chút yếu tố tâm linh và kiến thức về tâm lý con người, chiêm tinh học.
Thay vì khẳng định những điều sẽ đến trong tương lai, Tarot chỉ đưa ra những lời khuyên, lắng nghe, chia sẻ và gỡ rối tâm lý cho khách hàng. Do vậy, để mở quán cafe theo ý tưởng này đòi hỏi bạn phải là người biết nắm bắt tâm lý, chịu khó lắng nghe, tinh tế để có thể chia sẻ được những lo lắng, băn khoăn của khách hàng khi có nhu cầu.
2. Cafe chụp ảnh
Trước trào lưu chụp, tung ảnh “tự sướng” lên mạng của nhiều bạn trẻ, một loạt quán cafe đã trang trí, thiết kế những khoảng trống thành góc chụp ảnh. Khách ghé qua những quán này chủ yếu là để chụp ảnh với bạn bè hay người yêu, người thân rồi đăng tải lên Facebook, khoe với cộng đồng mạng để chia sẻ và bình luận. Vì vậy, để thu hút bạn trẻ, quán thường được trang trí rất nhiều hoa tươi, chậu cây, giàn dây leo xanh mát. Không gian quán tuy không rộng nhưng được bày biện rất sống động, đầy màu sắc.
3. Quán cafe thú cưng
Bắt nhịp được tâm lý của nhiều teen, ý tưởng đưa động vật vào các quán café đã thực sự là một trong những chiêu rất hút teen. Từ những vật nuôi dễ thương như chó, mèo đến độc đáo như thằn lằn, rắn, kỳ đà đều được đưa vào tạo điểm nhấn cho quán.
4. Quán cafe dành cho ” những người không ngủ”
Mô hình kinh doanh quán cafe theo kiểu “cú đêm” không còn lạ lẫm trên thế giới, thậm chí còn được nhiều nhà hàng lớn áp dụng để phục vụ cho nhiều đối tượng. Có khách ngồi làm việc tới tận sáng, có người hẹn hò lúc nửa đêm, cũng có những người muốn khoả lấp đi nỗi cô đơn khi đêm xuống.Tuy nhiên ở Việt Nam, các quán cà phê kiểu này chưa thực sự phổ biến. Có lẽ định kiến về hình thức “qua đêm” là môi trường phức tạp, cũng khiến cho nhiều người khởi nghiệp e ngại về khả năng thành công.
>> Để nhận được tài liệu quản lý nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tinTẠI ĐÂY
5. Quán cafe container
Chuỗi cửa hàng thương hiệu cà phê hình thành từ những nhà container. Ý tưởngkinh doanh quán cafe độc đáonày hình thành khi những người chủ thấy chi phí đầu tư vào một cửa hàng cafe theo phương thức truyền thống quá lớn, rủi ro cao mà chưa chắc thu hút được khách hàng.
Nhà container hoàn toàn có thể giải quyết tất cả những rủi ro đó.Thay vì phải đầu tư xây dựng vào mặt bằng cố định (đa phần là đi thuê), các cửa hàng, quán ăn có thể đầu tư vào các container (cũ, hoặc mới) sau đó decor lại thành một cửa hàng cafe với đầy đủ tiện nghi như một địa điểm cố định.
Ý tưởngkinh doanh quán cafe containervới những ưu điểm như:Thương hiệu sẽ đập vào mắt của khách hàng ngay từ lớp vỏ trang trí bên ngoài của container,thời gian thi công nhanh, chi phí rẻ (thuê đất sẽ rẻ hơn là thuê nhà),tiện ích và dễ dàng thay đổi, có thể di chuyển để đến một địa điểm khác nếu địa điểm hiện tại không mang được lợi nhuận như mong muốn.
6. Quán cafe sách
Thích hợp với những bạn trẻ yêu sách và muốn khuyến khích thói quen đọc phổ biến hơn nữa đến mọi người. Ban đầu bạn có thể hoàn toàn dùng tủ sách yêu thích của mình để trang bị cho quán. Đây sẽ là nơi mọi người có thể vừa nhâm nhi tách cafe nóng, vừa đắm mình trong không gian đầy màu sắc của những cuốn sách.
Kết hợp thành câu lạc bộ
Bạn có thể kết hợp quán thành một câu lạc bộ, nơi gắn kết những người yêu thích sách có thể trao đổi những cuốn sách cũ. Ngoài ra, bạn cũng có thể kinh doanh sách theo yêu cầu của khách hàng, thông qua dịch vụ đặt sách, bán sách. Để thêm phần hiệu quả, bạn có thể tổ chức các sự kiện liên quan đến sách kết hợp với các chiến dịch PR để tạo sự mới mẻ cho người đọc.
Không gian
Cafe sách đòi hỏi không gian tương đối lớn, đảm bảo mỗi người đọc có được góc ngồi riêng tư để thả hồn theo từng trang sách. Chỗ ngồi đặc biệt thoải mái để tạo cảm giác thư giãn tối đa cho khách hàng. Gam màu trang trí thường dùng màu ấm, nhẹ nhàng, tạo cảm giác thân thuộc cho người đọc.
Âm nhạc
cũng là một yếu tố quan trọng, những thể loại nhạc không lời, nhạc jazz thường sẽ tạo thêm không gian trang nhã và khiến người đọc thoải mái nhất. Ngoài ra, quán cafe sách có thể chuẩn bị thêm 1 số thức ăn nhẹ phù hợp với style chung của quán. Số vốn ban đầu bỏ ra sẽ không lớn nếu bạn đã có sẵn mặt bằng và số lượng sách tương đối.
Kinh nghiệm chọn vị trí đắc địa để mở quán cafe
Khi lập kế hoạch kinh doanh quán café, một trong những công việc đầu tiên bạn cần làm đó là lựa chọn vị trí mở quán. Đối với nhiều người, vị trí “đắc địa” đơn giản chỉ là một nơi có view đẹp. Tuy nhiên, để tìm được một địa điểm phù hợp, bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố hơn thế nữa như: mô hình kinh doanh, đối tượng khách hàng hay điều kiện tài chính…
Địa điểm đôi khi chính là “con dao hai lưỡi”, nhiều quán mau “nổi” vì nằm ở chỗ đẹp nhưng cũng có không ít quán phải đóng cửa vì không đủ tiềm lực tài chính cho chi phí hàng tháng
Tùy thuộc vào định vị và mô hình mà bạn dự định kinh doanh là bán tại chỗ hay mang về, khi tìm kiếm mặt bằng mở quán cà phê bạn nên cân nhắc những tiêu chí sau:
Chẳng hạn, nếu bạn có ý định chọn mặt bằng mở quán cafe văn phòng thì đối tượng khách hàng chính là nhân viên văn phòng, dân công sở (khách hàng mục tiêu). Do đó bạn cần thuê mặt bằng kinh doanh ở gần những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại và tốt nhất là cùng hướng với công ty để thuận lợi cho khách đến quán (phong thủy).
Về tiêu chí Phong thủy: Mặt bằng mở quán cafe tốt nhất là ở những vị trí như: ở nơi thuận tiện di chuyển, hạn chế ở trong hẻm và những nơi gây khó khăn cho việc đi lại. Ưu tiên lựa chọn khu vực có đảm bảo an ninh trật tự, có lưu lượng người qua lại lớn.
Về tiêu chí Diện tích, chỗ để xe : Diện tích mặt bằng có thể không cần quá rộng nhưng nên ở mặt tiền để thu hút tầm nhìn của khách. Đồng thời quán cafe nên có không gian đậu xe để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lui tới, không gây phiền hà cho khách vào những giờ cao điểm. Ngoài ra, quán cafe cũng cần bố trí đủ ánh sáng và thoáng đãng, cách bày trí nội thất phải thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán.
Mặt tiền, có chỗ để xe, trang trí ấn tượng là 3 yếu tố “lấn át” vấn đề về diện tích quán.
Tuy nhiên, việc tìm vị trí “đắc địa” chỉ là một phần trong các công việc cần làm để mở quán cafe, bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu những cách thức để quản lí quán cafe của mình một cách hiệu quả ngay từ đầu.
Bạn có thể tham khảo các giải pháp phần mềm quản lý quán cà phê được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay. Các phần mềm này có thể thay bạn quản lý các công việc của Quán cafe hay quán ăn một các chính xác, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chúc các bạn thành công !